Bài Viết

16 thg 3, 2010

Nền giáo dục nhân bản


Gần đây dư luận xôn xao khi một clip quay cảnh hành hung của các em gái học sinh được tung lên mạng. Thật ra thì clip kiểu như thế này đã xuất hiện cách đây vài năm và phát tán tuy nhiên chưa thu hút được sự chú ý rộng rãi của công luận như lần này. Lần này sự việc diễn ra ngay giữa thủ đô Hà Nội và được một bộ phận báo chí thi nhau đăng tải. Ban đầu không cảm thấy nhiều lắm mục đích cảnh tình của báo chỉ mà chỉ đơn thuần là giật gân câu khách tuy nhiên các báo cũng đa gây ra được hiệu ứng xã hội đáng kể. Minh chứng là ngay sau đó ít lâu cơ quan điều tra đã vào cuộc tìm hiểu. Tuy nhiên một clip khác được phát hiện (và chắc chắn là còn nhiều nữa) cho thấy đây không phải trường hợp cá biệt. Vấn đề đạo đức suy đồi, xã hội xuống cấp và sự thật bại của nền giáo dục nước nhà lại được mang ra bàn thảo, chất vấn. Vừa rồi VTC News có đăng tải một bức thư của một em gái 9x trong đó mô tả một nền giáo dục cả từ phía nhà trường lẫn gia đình và xã hội đã làm méo mó nhân cách và sự trưởng thành của các em, vô hình đẩy các em vào ngõ cụt. Tất nhiên đây chỉ là một tiếng nói đại diện đang kêu cứu cho một thế hệ.

Đọc xong bức thư tự dưng nhớ đến bộ phim The Blind Side (Sandra Bullock vừa dành giải Oscar cho vai nữ chính trong phim này), bộ phim giúp mình nhìn thấy rất rõ thế nào là một nền giáo dục nhân bản.

Michael Oher, nhân vật chính trong phim và cũng có thật ngoài đời, sinh ra trong một gia đình da đen đông con trong khu vực đầy rẫy tệ nạn, mẹ nghiện ma túy, không biết bố là ai, IQ chỉ có 80 và GPA 0.6/4, chưa bao giờ biết đến một chiếc giường là gì và bị tách khỏi gia đình khi mới chỉ vài tuổi đầu. Có thể nói cuộc sống quá khắc nghiệt và tương lai quá tăm tối đối với Michael. Tuy nhiên thay vì chối bỏ con người này, thay vì đẩy cậu bé vào bước đường cùng tội lỗi thì đã có một ngôi trường cấp 3 danh tiếng chấp nhận dạy dỗ, một người phụ nữ chấp nhận cưu mang Michael. Kết quả là một con người mới được khai sinh, biết yêu thương, bảo vệ gia đình, biết tười cười, gần gũi với mọi người và gặt hái được những thành công xuất sắc.

Một trong những đoạn ấn tượng mạnh là khi hội đồng xét tuyển còn đang viện đủ thứ lý do để không chấp nhận Michael, ông HLV bóng bầu dục của trường đã phát biểu đại loại:
Cậu ta là một đứa trẻ dũng cảm. Dũng cảm vì đã muốn đến đây, muốn được hưởng một nền giáo dục có chất lượng. Cậu ta đã không được giáo dục tử tế vì chính những ngôi trường tệ hại cậu ta theo học đã chối bỏ. Những đứa trẻ khác thậm chí còn không dám đến gần đây [ngôi trường chất lượng cao] trong vòng 200 dặm….Các ông nhận cậu ta vào không phải vì cậu ta có khả năng thể thao. Quên thể thao đi. Các ông chấp nhận vì đó là điều đúng đắn phải làm.
Có lẽ đây mới là cách suy nghĩ đúng đắn thể hiện được nét nhân bản và ý nghĩa thật sự của giáo dục. Các bậc cha mẹ, những người làm trong ngành giáo dục và cả xã hội phải nhìn nhận lại vấn đề thật nghiêm túc và có hành động mạnh mẽ trước khi chúng ta đánh mất chính những đứa con của mình.
Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...